Tết đến xuân sang là thời điểm các gia đình, con cháu trong dòng họ; đơn vị cơ quan tổ chức đi chùa đầu năm để cầu cho một năm mới bình an; sức khỏe dồi dào và công việc làm ăn phát đạt. Tuy nhiên không hẳn ai cũng hiểu hết về phong tục đi lễ chùa đầu năm; bạn đang, đã đi chùa đúng cách chưa? Và đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì?
1. Đầu năm nên đi lễ chùa nào?
Đầu năm mới bạn và gia đình nên đi chùa cùng nhau để các con cái hiểu biết hơn về phong tục tập quán của dân tộc. Bạn có thể lựa chọn những chùa gần xung quanh nơi mình ở để tới cầu may hoặc đến các chùa linh thiêng có tiếng để tới chùa cầu sức khỏe, cầu bình an.
Có thể kể tới các chùa nổi tiếng linh thiêng nên đi chùa đầu năm như: Chùa Trấn Quốc, Chùa Quán Sứ; Phủ Tây Hồ, Đền Quán Thánh, Chùa Kim Liên; Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Hà, Chùa Hương; Chùa Yên Tử, Chùa Bái Đính, Đền Trần… Mỗi ngôi chùa mang ý nghĩa tâm linh riêng, vì vậy bạn có thể lựa chọn để đến cầu tài; cầu phúc, cầu lộc, cầu sức khỏe; cầu bình an cho cả gia đình.
2. Cách đi lễ chùa đầu năm
Cùng là con dân của nước Việt, nhưng nếu không tìm hiểu thì nhiều người cũng không hiểu hết được các phong tục ở dân tộc; và đặc biệt là phong tục đi lễ chùa đầu năm. Có những quy tắc mà nhiều người người vẫn chưa biết, chưa hiểu.
Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa, nên đi cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái); không bước vào cửa Trung quan (cửa giữa) cũng như dẫm lên bậu cửa; nếu không sẽ phạm tội bất kính. Vì theo quan niệm của người xưa, cửa Trung quan chỉ dành cho bậc Thiên tử; bậc cao tăng, khoa bảng ra vào chùa. Vì thế mọi người cần chú ý để đi chùa đúng cách. Và nếu để ý, bạn sẽ thấy và những ngày thường nhiều chùa không mở cửa chính.
3. Sắm lễ đi chùa đầu năm
Việc sửa soạn đi lễ chùa, hoặc sắm lễ đi lễ chùa; người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa mà người hành lễ phải tuân thủ là:
– Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm; xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…
– Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện); tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
– Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
– Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
4. Cách viết sớ đi lễ chùa đầu năm
Giấy Sớ là thứ nên có và cần có vì nhiều khi do quá đông mà bon chen lộn nhộn . Mình khấn mình nghe không đến tai các Vị các Ngài / mình đi nhưng không an tâm thì cần một lá sớ ghi tên tuổi địa chỉ, cầu gì cúng gì để cho vạn sự được minh chứng
Mẹo khi đi viết sớ là đọc tên tuổi địa chỉ cho người viết . Dặn người ta mình kêu gì khấn gì, sau khi họ viết xong bảo họ mở ra đọc lại địa chỉ / tên tuổi xem đã đúng chưa (nếu đọc lại được thì có % an tâm gặp được thầy đúng hơn rất nhiều)
5. Bài khấn đi chùa đầu năm
Văn khấn đi chùa đầu năm là điều mà mỗi phật tử nên biết. Quan niệm cho rằng trần sao âm vậy. Trên trần giao tiếp hay thì có thể nhờ vả người nọ người kia, giao tiếp kém không ai muốn mình cả. Nên khấn đúng và khấn đủ thì mọi sự sẽ hanh thông hơn. Trong bài khấn cần có nhiều nhưng nhất định phải đủ 5 yếu tố sau :
Tên tuổi địa chỉ ( lịch âm, đủ phường quận )
Ngày tháng đi lễ ( lịch âm )
1 – Tạ : cảm tạ Phật Thánh đã phù hộ độ trì cho bản thân trong thời gian qua.
2 – Sám hối : do tham sân si mà xin tha thứ cho những lỗi lầm mình đã phạm phải.
3 – Hứa : hứa không tái phạm , nguyện làm việc thiện , tránh làm việc ác.
4 – Cầu / xin : kêu cầu những gì bản thân mong muốn / công việc gì còn khó khăn trắc trở.
5 – Lễ : cơ bản nhất là chắp tay vái 3 vái – tuỳ theo tông bạn theo mà có thể kết ấn / giơ bàn tay đỡ gót chân Phật – không theo tông nào thì 3 vái là được.
6. Trang phục đi chùa đầu năm
Theo quan niệm của đạo Phật thì ở nơi thờ tự linh thiêng; sự giản dị, tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu. Nếu có thể, bạn hãy chọn những trang phục đi chùa có màu sắc nhã nhặn. Các loại áo tràng các Phật tử thường mặc đi lễ chùa là màu nâu và lam. Phật tử cần hạn chế những bộ trang phục rườm rà, quá ngắn để tránh gây phản cảm cho những người xung quanh. Tạo sự uy nghiêm thành kính nơi cửa phật.
Theo dõi Phế Liệu 247 để đón đọc nhiều tin tức mới mẻ hơn nhé!