Người nông dân trở thành tỷ phú nhờ nghề mổ lốp xe ô tô ở Nam Định

02/01/2018  Tin Tức

Hàng ngày tại những bãi sửa xe ô tô có hàng trăm chiếc lốp xe ô tô mòn cũ được bỏ đi. Thay vì vứt bừa bãi gây tốn diện tích nhà xưởng, một người đàn ông quê ở xã Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định đã biết tận dụng và tạo ra các sản phẩm với đủ mẫu mã, kiểu dáng, kích thước. Mỗi năm gia đình ông Nguyễn Lương Thông đã tạo ra hàng trăm nghìn sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trở thành tỷ phú nhờ nghề mổ lốp ô tô ở Nam Định

Tận dụng nguồn nguyên liệu sản xuất từ lốp xe ô tô cũ hỏng

Nhiều người vẫn còn ngỡ ngàng khi người đàn ông này đã tận dụng những chiếc lốp xe ô tô bỏ đi để tái chế ra sản phẩm hữu ích. Từ những chiếc lốp xe cũ bỏ đi bằng sự khéo léo và sáng tạo, ông đã tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao và bền bỉ với thời gian. Việc tận dụng lốp xe ô tô cũ hỏng đã giúp ông Lương trở thành tỷ phú nhờ nghề mổ lốp xe ô tô.

Những chiếc lốp xe cao su ô tô đã qua sử dụng nên loại bỏ được các độc tố. Các sản phẩm này có tính bền vững cao; chịu được những biến đổi của môi trường nên được nhiều người ưa chuộng.

Các sản phẩm được tạo ra từ lốp xe ô tô cũ

Các sản phẩm của ông rất đa dạng từ: xô, chậu, khung gương treo, cốc đựng đồ, miếng lót, giỏ đựng rác đến túi xách hay đồ đựng văn phòng phẩm.

Quá trình tạo ra các sản phẩm từ lốp xe

Để tạo ra được những sản phẩm là một quá trình phức tạp. Công đoạn bóc tách lốp cao su là khó khăn và mất công sức nhất trong quá trình tái chế. Ông phải dùng dụng cụ chuyên biệt để thục, cắt thành các mảnh, các lớp khác nhau. Quá trình làm đòi hỏi không chỉ có kĩ thuật mà còn phải có kinh nghiệm vì các sản phẩm làm ra phải đều, cân bằng và cũng một khuôn như nhau.

Sau khi bóc thành những mảnh cao su như vậy; ông Thông phải đo kích cỡ rồi thiết kế, lên mẫu hàng; quét sơn tạo màu sắc như mới cho sản phẩm. Xong đâu đấy ông phơi khô hàng mẫu; bắn ghim và “tạo dáng” cách điệu cho sản phẩm. Việc cuối cùng mới là trang trí, bắn thêm quai xách hoặc quai cho từng loại khác nhau và xuất xưởng.

Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với công việc tái chế lốp xe ô tô cũ; theo ông Thông là đầu vào nguyên liệu. Hiện ông vẫn sử dụng phương pháp gom hàng truyền thống là thu mua phế liệu của các cơ sở sửa chữa ô tô trên địa bàn.

Nguồn cung này thường nhỏ lẻ và không ổn định; đôi khi dẫn đến việc thiếu hụt nguyên liệu. Ông đang dự định sẽ tìm hiểu và thực hiện việc kí kết hợp đồng lâu dài với các cơ sở lớn hơn tại các tỉnh để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho cơ sở.

Như vậy là, với mỗi ki lô gam lốp bình thường; thợ đồng nát chỉ lãi được mấy nghìn đồng. Thế nhưng khi qua tay ông Thông tái chế, giá trị của chúng đã lên tới hàng trăm nghìn đồng /kg.

chân dung ông Nguyễn Lương Thông

Đó không chỉ vì sự tài hoa của đôi tay người thợ; mà trên hết là ý chí vươn lên thoát nghèo; biết tận dụng những phế thải bỏ đi để làm ra tiền.

Việc làm của ông Thông không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp mà còn là việc làm hết sức ý nghĩa cho gia đình; cộng đồng dân cư và cả xã hội.

Hotline