Cách nhận biết sản phẩm nhựa tái chế sạch, an toàn cho sức khỏe

05/01/2018  Tin Tức

Làm thế nào để lựa chọn được các sản phẩm từ nhựa tái chế an toàn với sức khỏe; lại góp phần bảo vệ môi trường? Những kí hiệu trên các vật dụng bằng nhựa khiến chúng ta tò mò; mà không hiểu hết được ý nghĩa của chúng. Dưới đây là các cách nhận biết sản phẩm nhựa tái chế sạch an toàn cho sức khỏe con người.

Cách nhận biết sản phẩm nhựa tái chế sạch, an toàn cho sức khỏe

Dưới đáy các vật dụng bằng nhựa đều có ký hiệu tái chế, cùng một chữ số dao động từ 1 đến 7 và có các chữ viết tắt như PETE, PP, PS,… Dựa vào những ký hiệu này, chúng ta sẽ biết được mức độ an toàn của chúng và có thể tái chế được hay không, từ đó lựa chọn cách sử dụng hợp lý.

Nhựa số 1 – PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate)

Nhựa số 1 – PETE

Nhựa số 1 an toàn để thu mua nhựa vì chúng an toàn cho thực phẩm và rất dễ tái chế. Bạn sẽ thấy ký hiệu số 1 ở đáy các chai nước ngọt, nước suối, dầu ăn, chai nước súc miệng, hoặc thực phẩm đóng hộp (bơ, nước sốt). Nhiều gia đình thường giữ các chai này lại để trữ nước lọc, nhưng ít ai chú ý đến bề mặt gồ ghề của nó rất dễ tích tụ vi khuẩn, đồng nghĩa với độ an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giảm dần sau mỗi lần tái sử dụng.

Nhựa số 2 – HDPE (High Density Polyethylene)

Nhựa số 2 – HDPE

Nhựa số 2 có màu đục, bề mặt trơn tru nên khó tích tụ vi khuẩn, ít bị thấm nước và được đánh giá an toàn với thực phẩm. Bạn sẽ tìm thấy ký hiệu của nhựa số 2 trên các bình sữa cho trẻ em, bình nước trái cây, hộp ngũ cốc, hộp sữa chua, chai chứa chất tẩy rửa, chai dầu động cơ, chai dầu gội,… Nhựa số 2 dễ tái chế thành các loại bút, bàn, ghế, hàng rào, và chai đựng chất tẩy rửa.

Nhựa số 3 – V hoặc PVC (Vinyl)

Nhựa số 3 – V

Nhựa PVC có giá thành rẻ, độ dẻo cao, dễ nóng chảy và hiếm khi được dùng tái chế. Trong PVC có chứa một số chất độc như Phthalat, DEHA có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ người dùng. Vì thế, chúng ta tuyệt đối không dùng các sản phẩm làm từ PVC để đựng thực phẩm nóng, đun nấu và đốt.

Nhựa số 3 được sử dụng để làm màng bọc thực phẩm, áo mưa, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng (ống nước, vỏ bọc dây điện), và một số loại chai, hộp. Nhiều hãng sản xuất trên thế giới đã tẩy chay PVC; nhưng trên thị trường vẫn xuất hiện đồ chơi trẻ em làm bằng loại nhựa này; do đó các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến chất liệu khi lựa chọn đồ chơi cho con mình.

Nhựa số 4 – LDPE (Low Density Polyethylene)

Nhựa số 4 – LDPE

Nhựa số 4 thường được dùng để sản xuất các loại túi nhựa; các loại chai có thể ép, quần áo, thảm, giấy gói thực phẩm, hộp đựng thực phẩm,… Tuy LDPE được cho là an toàn với sức khoẻ nhưng nó lại không được dùng để tái chế.

Nhựa số 5 – PP (Polypropylene)

Nhựa số 5 – PP

PP được xem là người bạn thân thiện với con người và môi trường vì nó an toàn với thực phẩm và là nhựa tái chế sạch. Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc; chai đựng nước si rô hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút, chai thuốc… đều được sản xuất từ nhựa số 5.

Nhựa PP có khả năng chịu nhiệt lên đến 130°C và được cho là có thể sử dụng trong lò vi sóng nếu bạn kiểm soát được nhiệt độ an toàn; tránh thôi nhiễm chất độc ra thức ăn. PP thường được tái chế thành chổi, thùng rác, tấm ván, các đèn tín hiệu, kệ tủ,…

Nhựa số 6 – PS (Polystyrene)

Nhựa số 6 – PS

Nhựa số 6 thường thấy ở các loại hộp, chén, dĩa dùng một lần. Khi sử dụng những sản phẩm này, chúng ta không nên đựng thực phẩm nóng, thực phẩm có chất kiềm và acid mạnh, vì PS sẽ bị phân giải gây hại cho cơ thể.

Nhựa PS, cũng như các sản phẩm làm từ PS không được ủng hộ sử dụng vì rất khó tái chế và có hại cho môi trường.

Nhựa số 7 – Các hợp chất khác

Nhựa số 7

Sản phẩm có ký hiệu số 7 là tập hợp của các chất không thuộc 6 loại kể trên. Polycarbonat (PC) được sử dụng nhiều trong nhựa số 7 và có khả năng gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Mặc dù trên thị trường rất hiếm gặp các loại hộp đựng thực phẩm và đồ gia dụng làm từ nhựa số 7, nhưng mọi người cần lưu ý khi chọn mua. Bên cạnh đó, hầu hết các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.

Hotline