Phế liệu tiếng anh là gì? Cần chú ý điều gì khi kinh doanh buôn phế liệu?

30/08/2019  Tin Tức

Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác (theo điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014). Nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì phế liệu là những vật liệu, sản phẩm bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Kinh doanh buôn phế liệu cũng đang là một nghề nghiệp của nhiều người hiện nay.

Phế liệu tiếng anh là Scap. Trên thế giới phế liệu được sử dụng để tái chế lại rất nhiều, người ta thường phân thành rất nhiều loại rõ ràng để thuận tiện trong việc tái chế lại. Tuy nhiên ở nước ta việc phân loại phế liệu gặp nhiều khó khăn bởi đa số người sử dụng thường để chung các phế liệu lại với nhau.

Hãy kéo xuống phía dưới để tìm hiểu những lợi ích không ngờ của việc tái chế phế liệu. Để từ đó bạn sẽ hiểu và tạo cho mình một thói quen phân loại phế liệu.

Phế liệu là gì? Phế liệu tiếng anh là gì?

Một số loại phế liệu phổ biến trên thị trường thu mua phế loại hiện nay như sắt vụn, đồng, nhôm, kẽm, inox, hợp kim, chì, niken, thùng phi, nhựa, giấy, vải vụn, bao bì, nilon, …

Nếu bạn đang có nhu cầu bán phế liệu các loại với giá cao thì có thể tham khảo trong bài viết BẢNG GIÁ PHẾ LIỆU 2019.

3 lợi ích của việc tái chế phế liệu

Phế liệu là những vật liệu, sản phẩm không còn sử dụng được nữa và đã bị loại bỏ. Chính vì vậy, việc tái chế phế liệu là điều vô cùng cần thiết, dưới đây là những lợi ích của việc tái chế phế liệu mà dám chắc là bạn cũng không hề biết và nghĩ đến.

Tái chế phế liệu có lợi cho môi trường

Khi phế liệu được tái chế đồng nghĩa với việc có ít phế liệu trong các bãi chứa và có nhiều không gian cho các chất thải thực phẩm không thể tái chế. Việc giúp giải phóng không gian đồng nghĩa với việc ít gây ô nhiễm môi trường hơn.

Việc tái chế phế liệu có rất nhiều lợi ích nhưng quan trọng nhất có lẽ vẫn là giảm lượng khí thải nhà kính. Khi kim loại mới được sản xuất từ quặng khai thác sẽ thải ra một lượng lớn khí thải nhà kính lớn hơn rất rất nhiều với việc sử dụng các sản phẩm phế liệu tái chế.

Tái chế phế liệu giúp tiết kiệm năng lượng

Tái chế phế liệu giúp tiết kiệm 75% năng lượng (theo nghiên cứu của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ).

Thép tái chế sử dụng nặng lượng ít hơn 60% so với lấy từ nguyên liệu thô. Tái chế nhôm giúp tiết kiệm 95%, đồng tái chế giúp tiết kiệm 85%, chì tái chế giúp tiết kiệm 65% và kẽm tái chế giúp tiết kiệm 60%.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn tái chế một lon coca, bạn có thể giúp tiết kiệm năng lượng để cung cấp năng lượng cho 1 bóng đèn 60 wat trong hơn bốn giờ.

Giúp tạo ra nhiều việc làm hơn

Theo viện y tế quốc gia, việc tái chế phế liệu kim loại giúp tạo việc làm cho hơn một triệu công nhân và tạo ra 235 tỷ đô la mỗi năm. Việc tái chế phế liệu giúp tạo ra số lượng gấp 36 lần so với việc gửi nó đến những lò đốt rác và gấp 6 lần so với việc vận chuyển nó đến bãi rác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiếm tiền từ việc bán phế liệu. Đồng thời giúp giải phóng không gian (bởi phế liệu chiếm rất nhiều không gian trong nhà để xe, nhà kho, sân vườn,…)

Phế Liệu 247 luôn sẵn sàng giúp bạn giải phóng số phế liệu hiện có trong doanh nghiệp của bạn với mức giá tốt nhất (cam kết cao hơn 50% so với thị trường). Bởi chúng tôi hiểu những việc mà chúng tôi đang làm là vô cùng có ích và thiết thực để bảo vệ môi trường sống hiện tại.

Những phế liệu chúng tôi thu mua, bao gồm : đồng, nhôm, sắt thép, kẽm, inox, hợp kim, chì, niken, giấy, vải vụn, nhựa,…

Kinh nghiệm kinh doanh buôn phế liệu cho bạn muốn khởi nghiệp

Kinh nghiệm kinh doanh buôn phế liệu là một trong những chia sẻ về kinh doanh vô cùng mới mẻ nhưng thu hút sự chú ý vô cùng lớn hiện nay. Những người dân nhập cư không kiếm được việc làm trong các xí nghiệp sẽ chọn nghề thu mua phế liệu hoặc quy mô hơn là các cơ sở chuyên thu mua số lượng lớn. Là một nghề tự do nhưng nó cũng mang lại thu nhập tốt, đủ trang trải cuộc sống cho nhiều người.

Xét theo thực tế trên xã hội ngày này thì ngành phế liệu không được đánh giá cao. Một số người còn có quan điểm không xem trọng ngành nghề này. Bởi vì môi trường làm việc không tốt, lam lũ và có phần dơ bẩn. Do đó chúng ta cần phải xem xét lại và đưa ra cái nhìn khách quan hơn về lĩnh vực này.

Kinh doanh buôn phế liệu có được là do quá trình học việc, thời gian tìm hiểu về các loại phế liệu, cũng như nắm rõ giá cả thị trường. Đặc biệt là khi thị trường nhiều biến động như hiện nay. Để có thể hoạt động buôn bán phế liệu dù là người mua nhỏ, lẻ hay các cơ sở lớn thì cũng phải biết các phân biệt, đánh giá các loại phế liệu. Thông thường chúng ta nhìn thanh sắt thì chỉ biết được làm từ sắt. Nhưng với người thu mua phế liệu họ phải biết có chính xác là sắt nguyên chất hay có pha thêm các kim loại khác không. Như thế mới có thể mua đúng giá và có lãi.

Kinh nghiệm buôn phế liệu

Thực hiện công việc buôn phế liệu không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Vì phế liệu có rất nhiều loại, đa dạng về chủng loại, chất liệu, mẫu mã và cả giá trị. Để có thể làm được nghề này thì bạn cần phải phụ việc hoặc tìm hiểu thông tin thật kỹ từ nhiều nguồn khác nhau và rút ra kinh nghiệm khi nào nên bán phế liệu, khi nào nên mua phế liệu để có lời. Từ đó mới có thể nắm được chủng loại và định giá đúng sản phẩm cần mua, bán. Phải học được cách phân loại, đánh giá tất cả các chủng loại phế liệu thì chúng ta mới bàn đến việc tìm cơ sở, đồ nghề để thực hiện kinh doanh.

Với những người kinh doanh nhỏ chỉ cần chiếc xe đẩy, một cái loa vừa với bài thu âm: “Ai mua tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy hàn, máy giặt, mua loa tivi, vi tính mua tủ sắt đồ sắt, mua đồ cũ bán không…” Là có thể đi rong ruổi khắp nơi để hành nghề. Với những người muốn kinh doanh phế liệu với quy mô lớn hơn thì cần tìm các mặt bằng, người phụ việc. Ngoài ra chúng ta còn phải tìm đối tác, khách hàng. Tìm đơn vị tái chế đồ phế liệu để chúng ta phân phối lại các đồ phế liệu sau khi mua. Thu hút khách đến bán phế liệu, có thể là khách hàng trực tiếp bán phế liệu hoặc những người thu mua phế liệu nhỏ lẻ.

Một điều nữa mà các bạn cần lưu ý là môi trường làm việc. Chúng ta tiếp xúc với phế liệu, phải phân loại phế liệu nên môi trường sẽ không sạch sẽ. Khi mới bắt đầu khỏi nghiệp chắc hẳn sẽ gặp không ít khó khăn. Nhưng nghề nào cũng vậy, việc kiếm tiền chưa bao giờ là dễ dàng. Nên chúng tôi khuyên bạn nên có ý chí và nghĩ đến tương lai sẽ tốt hơn, cuộc sống thoải mái hơn nhờ vào nghề này.

Làm giàu bằng cách mở đại lý thu mua phế liệu

Nếu bạn muốn làm giàu từ kinh doanh buôn phế liệu thì sau đây là những lời khuyên mà tôi nghĩ là sẽ vô cùng hữu ích với bạn. Kinh doanh buôn phế liệu là một ngành nghề đã được công nhận, đặc thù của ngành nghề này là nghề dậy nghề là chủ yếu, thường những chủ vựa lớn ngày nay cũng đều từ những gánh ve chai nhỏ, hoặc họ nối nghiệp từ những người thân. Cách mở đại lý thu mua phế liệu.

Những nỗi khổ trong nghề kinh doanh buôn phế liệu

Đây là một ngành nghề có thể nói là rất vất vả, tất nhiên ngành nghề nào cũng có nỗi khổ riêng của nó, nhưng phải nói thu mua phế liệu là một trong những ngành nghề vấn vả nhất. Người buôn phế liệu từ những buổi đầu phải đi tìm mọi nơi để thu mua các loại phế liệu và về bán lại cho các chủ vựa. Nghề này được cái là không phải mất vốn nhiều, cũng nhờ nghề buôn ve chai này mà nhiều gia đình nghèo vẫn có tiền để cho con cái đi học.

Có những người làm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong việc phân loại và định giá thu mua phế liệu, họ tích lũy vốn và mở rộng kinh doanh thành các chủ vựa lớn. Nơi đây là nơi thu mua tập trung của những người thu gom ve chai nhỏ lẻ.

Những nỗi khổ của người kinh doanh buôn phế liệu, nhiều người còn cho rằng nghề thu mua phế liệu là nghề thấp kém, chưa kể thu mua phế liệu còn bị những tay đàn anh đàn chị độc quyền, bất kể những ai hoạt động trong khu vực của họ đều bị xử đẹp, đó là những khó khăn và mặt trái của nghề thu mua phế liệu.

Điều kiện để mở kinh doanh buôn phế liệu

Kinh doanh buôn phế liệu nay được công nhận là một nghề hẳn hoi. Nên khi bạn mở vựa thu mua phế liệu cũng cần phải có giấy phép đăng kí kinh doanh, các loại giấy liên quan đến điều kiện môi trường cụ thể như sau:

2.1. Giấy phép đăng kí kinh doanh

Về giấy phép kinh doanh bạn phải đăng kí đúng nơi có thẩm quyền về lĩnh vực mà bạn kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. theo nghị định 78/2015/NĐ-CP: Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

2.2. Giấy phép điều kiện môi trường

Về giấy phép điều kiện môi trường bạn cũng phải đăng kí tại nơi có thẩm quyền, chẳng hạn như cơ quan chức năng bộ môi trườn, liên hệ họ để được tư vấn thông tin tốt nhất.

Hotline