Tại sao phải tái chế kim loại ? – Những lý do thuyết phục

Monday February 18th, 2019  News

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Tái chế kim loại mang lại nhiều tác động hữu ích không chỉ kinh tế, môi trường mà còn giải quyết các vấn đề nguyên liệu đang khan hiếm. Tái chế kim loại mang lại nhiều lợi ích tích cực và cụ thế nó là gì, nó như thế nào? Và lý do chúng ta cần phải thực hiện hoạt động này là gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Tái chế kim loại

Tìm hiểu về tái chế kim loại?

Tái chế kim loại là gì?

Tái chế kim loại là một loại tái chế sử dụng các vật liệu là kim loại để tạo ra các sản phẩm có công dụng mới hữu ích hơn. Nhờ đó mà quá trình sản xuất có thể hạn chế được việc sử dụng các nguyên liệu thô mới. Tái chế kim loại được tiến hành với các lọai như: sắt, đồng, nhôm, gang,…

Những lý do khiến bạn nhất định phải tái chế kim loại

Tái chế kim loại làm hạn chế việc cạn tài nguyên khai thác tự nhiên

Tái chế kim loại hạn chế việc khai thác tài nguyên tự nhiên

Khi các kim loại phế liệu được thu gom và tái chế thành các nguyên liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất vật phẩm mới sẽ đáp ứng được vấn đề nguyên liệu sản xuất. Nếu không có hoạt động này thì con người sẽ ngày một khai thác nhiều hơn các quặng, mỏ. Và bạn biết đấy, chúng không phải là vô hạn mà sẽ dần cạn kiệt.  Hoạt động khai thác cũng làm suy giảm chất lượng tài nguyên, tác động đến sự trong lành môi trường và nhiều tác động xấu xảy ra.

Hỗ trợ cho việc tiết kiệm nguồn năng lượng

Việc tiết kiệm năng lượng ở đây là nguồn năng lượng được sử dụng trong việc khai thác tài nguyên mới. Hơn nữa, việc thiêu đốt các phế liệu này cũng tiêu tốn năng lượng mà nó còn gây ra hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến môi trường.

Tác động mạnh mẽ đến việc giảm ô nhiễm môi trường

Giảm thiểu tác động đến với môi trường tựu nhiên

Việc tái chế là hoạt động thu gom các phế liệu kim loại để đưa chúng biến thành những vật phẩm có ích và được sử dụng với mục đích khác. Về vấn đề môi trường nó sẽ tích cực trong việc:

  • Không gây ô nhiễm trong quá trình khai thác quặng mới, không tác động đến môi trường tự nhiên.
  • Không tái chế kim loại, nó bị thải ra môi trường tự nhiên trong thời gian dài han rỉ ngấm vào đất, nước gây ô nhiễm.
  • Thiêu hủy các phế liệu cháy được gây ô nhiễm không khí
  • Không thu gom tái chế gây tốn diện tích chứa đựng  làm mất mĩ quan.

→ Xem thêm: Cơ sở thu mua phế liệu hà nội

Hỗ trợ cho việc tiết kiệm các khoản chi phí

Tiết kiệm khoản chi phí trong việc người bán đã bỏ vốn ban đầu, thu lại về một khoản nào đó khi không sử dụng lại được nó nữa. Tái chế phế liệu tạo ra nguồn nguyên liệu mới với chi phí sử dụng ít hơn so với việc sử dụng các nguồn tài nguyên mới.Ngoài ra, việc tái chế này còn giúp giảm thiểu các khoản chi phí khác như: chi phí thiêu hủy, chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe khi môi trường bị ô nhiễm do nguyên nhân này.

Tái chế kim loại là một ngành tạo ra công ăn việc làm

Tạo công ăn việc làm cho người lao động

Ngành tái chế phát triển kéo theo đó là sẽ có một nguồn lực lượng lao động cần đáp ứng để thực hiện các công đoạn trong quy trình. Kèm theo với đó là các ngành nghề liên quan cùng phát triển như: thu mua phế liệu, vận chuyển, bán sản phẩm, nguyên liệu tái chế,..

Một số công nghệ tái chế kim loại được sử dụng hiện nay

Ngành công nghiệp tái chế kim loại mới xuất hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết cho hoạt động này. Dưới đây là một số công nghệ tái chế được áp dụng cho hoạt động tái chế kim loại mới như:

  • Công nghệ hoạt động từ thu hồi xe ô tô điện
  • Tái chế thông qua các axit oxalic và chất lỏng ion

Hoạt động tái chế kim loại là cần thiết và phải được áp dụng hiệu quả, phù hợp. Không thể phủ nhận vai trò của hoạt động này trong thời đại hiện nay để có được cuộc sống vật chất và tinh thần tốt nhất. Việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tái chế mới nhằm giảm thiểu các vấn đề còn vướng mắc trước đây là rất cần thiết. Và đương nhiên, hoạt động thu mua phế liệu cũng có tầm quan trọng không kém trong công cuộc này.

→ Xem thêm: Bạn hiểu như thế nào về phế liệu công nghiệp? Những tác động của nó đến môi trường?

Hotline