Trung Quốc trả lại 469 tấn chất thải rắn nhập khẩu từ Mỹ

Thursday April 12th, 2018 

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Vừa qua, Giới chức hải quan Trung Quốc vừa từ chối 469 tấn chất thải rắn nhập khẩu từ Mỹ.

Theo Tân Hoa xã, các thanh tra tại Hàng Châu; thủ phủ của tỉnh Chiết Giang phía đông Trung Quốc phát hiện lô hàng trên; gồm giấy phế liệu trộn lẫn với các bộ phận kim loại phế thải và chai lọ nhựa phế liệu đã qua sử dụng. Các chuyến hàng chuyển chất thải rắn đã bị Bắc Kinh cấm nhập khẩu. Hải quan Trung Quốc yêu cầu rác thải phải được đưa về Mỹ càng sớm càng tốt.

Trung Quốc trả lại 469 tấn chất thải rắn nhập khẩu

Cuối năm 2017, Trung Quốc cấm nhập khẩu 24 loại chất thải rắn vào nước này theo một phần của cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường. Trước đó, đây là nước nhập khẩu rác thế giới và Mỹ là một trong các nước cung cấp nhiều rác thải nhất. Xem thêm thông tin về Xuất nhập khẩu nguyên liệu thép Mỹ.

Trung Quốc từ lâu đã là nơi tái chế rác thải toàn cầu, xử lý không dưới 50% xuất khẩu nhựa, giấy và kim loại phế thải trong năm 2016. Năm đó, Mỹ trả Trung Quốc 5,2 tỉ USD để tái chế 16 triệu tấn rác thải.

“Có lượng lớn chất thải bẩn hoặc thậm chí độc hại được trộn lẫn trong rác thải rắn có thể được sử dụng làm nguyên liệu thô. Thứ này khiến môi trường Trung Quốc ô nhiễm trầm trọng”, Bắc Kinh giải thích quyết định cấm nhập khẩu rác thải tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Khi kinh tế Trung Quốc còn nhỏ, chuyện tái chế bằng nhân công giá rẻ để có nguyên liệu thô thì rẻ hơn là sản xuất nguyên liệu từ đầu. Song giờ đây, khi kinh tế phát triển hơn, xử lý rác thải ngày càng ít có lời và cũng làm cho Trung Quốc thêm ô nhiễm.

Có nhiều thông tin cho biết sau khi Trung Quốc trả lại 469 tấn chất thải rắn nhập khẩu từ Mỹ; nhiều nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, chật vật tìm cách loại bỏ rác thải. Ông Steve Frank của hãng Pioneer Recycling ở Oregon cho biết phần còn lại của thế giới không thể bù đắp khoảng trống của Trung Quốc trong việc thu mua phế liệu và xử lý rác.

Hotline