Mới đây Bộ Tài chính đã ban hành Quy định về mức thu trong nhập khẩu phế liệu; làm nguyên liệu sản xuất. Đây là Thông tư 62/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý; và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường; trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Theo đó, thông tư quy định: Người nộp phí là tổ chức; cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp; cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Theo hướng dẫn tại Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
Chi tiết quy định của Bộ Tài chính về mức thu trong nhập khẩu phế liệu
Theo quy định này, người nộp phí thực hiện nộp phí trong thời gian 10 ngày làm việc; kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy xác nhận.
Phí nộp trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc nhà nước.
Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường) và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thu phí theo quy định tại Thông tư này.
Mức thu phí được Bộ Tài chính nêu rõ trường hợp tổ chức; cá nhân nhận uỷ thác cần làm đúng theo quy trình nhập khẩu phế liệu. Mức thu phí nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, mức thu phí cấp; cấp lại giấy xác nhận là 20 triệu đồng/hồ sơ đối với tổ chức; cá nhân nhận uỷ thác có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; 12 triệu đồng/hồ sơ đối với tổ chức, cá nhân nhận uỷ thác không có kho; bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
Mức thu phí cấp, cấp lại giấy xác nhận đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất dao động từ 48 nghìn đồng đến 80 nghìn đồng; đối với Giấy xác nhận do Bộ Tài nguyên; và Môi trường cấp lần đầu và 26,4 nghìn đồng đến 80 nghìn đồng nếu xin cấp lại.
Với Giấy xác nhận do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp; mức phí từ 22 nghìn đồng đến 32 nghìn đồng không phân biệt cấp mới hay cấp lại.
Chậm nhất là ngày 5 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước; vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
Tổ chức thu phí được trích để lại 90% tổng số tiền phí thu được để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ; thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan Nhà nước không thuộc diện khoán chi phí hoạt động; từ nguồn thu phí thì phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ; thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ; định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Và theo đó thông tư này có hiệu lực từ 5/8/2017.
Do vậy các công ty thu mua phế liệu, công ty chuyên xuất nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cần chú ý để thực hiện đúng các quy định nêu trên.