Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?

Wednesday May 2nd, 2018 

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào? Sau khi Trung Quốc tuyên bố ngừng nhập khẩu 24 loại phế liệu từ năm 2018. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho Việt Nam và các nước láng giềng.

Theo thống kê, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu gần 9 triệu tấn phế liệu nhựa. Trong đó các nước Mỹ, Anh, EU và Nhật Bản là những nước xuất khẩu phế liệu lớn nhất sang Trung Quốc. Trong quý 1/2018, số lượng chất thải rắn, bao gồm phế liệu nhựa, giấy và kim loại,… được nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm 54% so với cùng kỳ.

Các chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu; sẽ giúp quốc gia này cải thiện môi trường. Nhưng điều này khiến các quốc gia xuất khẩu phế liệu sang Trung Quốc phải hoảng hồn. “Việc Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu đã tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng phế liệu toàn cầu; khiến chúng không được tái chế và tiêu hủy một cách hiệu quả”. Đại diện thương mại Mỹ cảnh báo và yêu cầu Trung Quốc ngừng áp đặt các lệnh cấm này.

Ông Liu Hua, chuyên gia của Greenpeace ở Đông Á cảnh báo, lệnh cấm nhập phế liệu của Trung Quốc sẽ khiến lượng phế liệu từ Mỹ, Anh, EU và Nhật Bản tràn sang các quốc gia láng giềng của Trung Quốc.Một số nước Ðông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan,… đã báo cáo mức tăng nhập khẩu phế liệu thời gian qua. Điều này cho thấy, lượng phế liệu mà Trung Quốc ngừng nhập khẩu có thể đã được chuyển hướng đến những quốc gia này.

Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?

Việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu các loại phế liệu nhựa sẽ buộc quốc gia này phải nhập hạt nhựa nguyên liệu; để sản xuất các sản phẩm nhựa. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam. Theo báo cáo, Năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 476,5 nghìn tấn nguyên liệu nhựa; trong đó Trung Quốc chiếm 50% tỷ trọng, đạt 236,9 nghìn tấn trị giá 179,5 triệu USD; tăng 99,87% về lượng và 76,09% về kim ngạch so với năm 2016.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Văn Khải, chuyên gia môi trường cho rằng, việc tái chế phế liệu và thu mua phế liệu của nước ta chưa có sự tham gia của ngành công nghiệp phụ trợ; mà chủ yếu được thực hiện bởi những cơ sở nhỏ lẻ, công nghệ xử lý lạc hậu. Do vậy, nếu không được xử lý một cách khoa học, sẽ tác động xấu đến môi trường. “Chính phủ cần siết chặt hơn các biện pháp hạn chế nhập khẩu phế liệu; và kiểm kê hàng hóa nhập khẩu qua các container tại cảng biến. Để tránh tình trạng tồn tại phế liệu vô chủ tại một số các cảng biển hiện nay”, TS. Khải nhấn mạnh.

Hotline