Tái chế phế liệu – Quy trình tái chế phế liệu Giấy

Thursday June 27th, 2019  News

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Tái chế phế liệu là một trong những cách thức giúp cho việc tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế những tác hại không đáng có của phế liệu. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một hình thức tái chế phế liệu – tái chế phế liệu giấy. Cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Tìm hiểu về phế liệu và tái chế phế liệu

Hiểu phế liệu là gì?

Ta có thể hiểu được, phế liệu là những sản phẩm, vật liệu đã bị thải ra từ quá trình sản xuất hay người tiêu dùng đã qua sử dụng và bỏ đi, nó sẽ được thu hồi và tạo ra nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm khác nhằm phục vụ cho các mục đích khác. Nó khác với phế thải ở chỗ phế thải không còn sử dụng được và nó gây ra một số tác hại nhất định cho con người.

Hiểu tái chế phế liệu là gì?

Đó là quá trình mà các vật liệu hay phế liệu bị đào thải trong quá trình sản xuất và tiêu dùng vào để tạo ra các vật liệu mới đem lại lợi ích cho con người. Thông qua một số quá trình thu mua, tái chế để đưa những phế liệu đó có ích cho con người, giảm thiểu những tác động của nó đến với môi trường tự nhiên.

Các phế liệu khi tái chế giúp cho quá trình sử dụng nguyên liệu tươi bị hạn chế, không gây tiêu tốn năng lượng, giảm khí độc và sự ô nhiễm ra môi trường tự nhiên. Có thể thấy một số loại phế liệu có thể được thu mua tái chế như: thu mua phế liệu giấy, thu mua phế liệu sắt, kim loại, thủy tinh, nhựa,..

Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có rất nhiều các cơ sở thu mua phế liệu. Trong đó có Phế Liệu 247, chúng tôi đã hoạt động được hơn 10 năm và mở rộng quy mô thu mua khắp đất nước.

Quy trình tái chế phế liệu giấy cơ bản

Để tái chế giấy vụn có thể thực hiện theo quy trình cơ bản sau đây:

Bước 1: Quá trình tuyển nhựa:

Phế liệu giấy cần được thu gom và phân loại

Quá trình này là toàn bộ hoạt động thu hồi giấy, trong quá trình thu hồi cần chú ý: giấy phải sạch, không lẫn các tạp chất, các loại khác không phải là phế liệu giấy, cần phân loại các phế liệu rõ ràng. Đối với những loại đã bị lẫn tạp chất có thể chế biến để tạo phân bón, chôn hay đốt.

Bước 2: Quá trình thu gom, chuyên chở:

Những phế liệu giấy sau khi được phân loại sẽ đóng thành bành chặt và mang đến các địa điểm để tái chế phế liệu giấy.

Bước 3: Quá trình lưu kho: 

Các loại phế liệu giấy khác nhau được lưu trong các kho khác nhau, chúng được lưu kho cho đến khi được dùng đến. Kho bãi sẽ là nơi để chứa các loại phế liệu giấy khác nhau để dễ dàng cho việc di chuyển đến đúng băng truyền tái chế.

Bước 4: Quá trình tạo bột giấy và sàng

Những phế liệu giấy được cắt thành từng mảnh nhỏ chuyển đến bể đánh bột chứa nước và hóa chất, sau đó nó được đun nóng. Hỗn hợp được đánh tơi và tạo thành một hỗn hợp quánh dẻo. Sau đó nó được mang đến hệ thống sàng lọc để loại bỏ các mẩu băng keo hay nylon.

Bước 5: Quá trình tẩy sạch

Thông qua hệ thống ống hình nón chuyển động lắc giúp cho bột của giấy vụn loại bỏ các phế liệu nặng khác hay còn gọi tạp chất nặng, đối với những tạp chất nhẹ sẽ được gom vào giữa nó để loại ra.

Bước 6: Quá trình tẩy mực

Các bột phế liệu sẽ được cho vào hệ thống để tẩy mực và xả bỏ với nước. Đối với những phần tử nhở sẽ được xả bỏ với nước, những phần tử mực lớn hay băng dính được loại bỏ trong quá trình tuyển nổi

Bước 7: Quá trình nghiền, tẩy màu và làm trắng

Quá trình nghiền khiến cho bột phế liệu tạo thành các sợi sơ. Tùy thuộc vào loại giấy hình thành mà có thể tẩy trắng giấy bằng hydrogen peroxide, chlorine dioxide hay oxygen nếu là tải chế thành giấy nâu thì không cần đến công đoạn này.

Bước 8: Quá trình Xeo giấy

Có thể dùng nguyên các sợi xơ giấy hoặc trộn với xơ từ gỗ để tạo độ mịn và bền cho giấy. Dùng nó để trộn với nước và hóa chất theo tỉ lệ nhất định để đưa vào thùng kim loại. Tại đó, hỗn hợp này được phun liên tục lên giàn lưới lớn chuyển động nhanh chóng khiến xơ bột quánh lại và hình thành tờ giấy ướt. Những tờ giấy đó phải trải qua giai đoạn bị các trục ép để vắt bỏ hết nước. Và khi hoàn thành nó được cuộn vào một trục lớn để tiện lợi cho việc di chuyển, đóng gói,..

Với quy trình trên, chúng ta đã phần nào hiểu được tái chế phế liệu là cả một quá trình đem đến những sản phẩm giúp ích cho con người. Để giúp cho quá trình tái chế phế liệu hiệu quả và diễn ra thuận lợi hơn, mỗi người chúng ta có thể góp sức bằng cách phân loại các phế liệu theo từng loại trước khi bỏ đi.

Hotline